Bị chọc giận ở Tề Khước Khắc

Năm 592 TCN, nước Tấn cử Khước Khắc và Loan Kinh đi sứ sang Tề. Cùng lúc có sứ nước Lỗnước Vệ sang. Để làm mẹ vui, nhân Khước Khắc bị gù, sứ nước Lỗ bị thọt chân, sứ nước Vệ bị chột, Tề Khoảnh công bèn chọn ra người bị gù tiếp đón Khước Khắc, người bị thọt tiếp đón sứ nước Lỗ và người bị chột tiếp sứ nước Vệ. Cảnh đó làm cho các phụ nữ trong hậu cung đứng trong màn để nhìn và cười nhạo.

Khước Khắc nổi giận bèn bỏ về trước, để Loan Kinh ở lại và xin Tấn Cảnh công phát binh đánh Tề để trả thù nhưng Tấn Cảnh công không nghe. Khước Khắc xin vua Tấn cho mình mang quân đội riêng đi đánh để báo thù riêng cũng không được chấp thuận. Sau đó, Tấn Cảnh công hội chư hầu ở Đoạn Đạo để trị tội các chư hầu không tuân phục. Mùa hè năm đó, Tề Khoảnh công sai các đại phu Cao Cố, Án Nhược, Sái Chiêu, Nam Quách Yển tới hội.

Sự việc tiếp theo, giữa Sử ký và Tả truyện có khác biệt. Theo Sử ký, Khước Khắc bắt và giết cả bốn sứ giả nước Tề. Theo Tả truyện, khi sứ đoàn tới Liễm Vu, Cao Cố bỏ trốn. Khi sứ đoàn tới hội thề ở đất Quyền Sở thì Tấn Cảnh công có lệnh không cho nước Tề dự. Án Nhược, Sái Chiêu và Nam Quách Yển bị bắt giam riêng biệt ra 3 nơi. Sau đó nhờ Phần Hoàng người nước Miêu can nên vua Tấn thả cho 3 đại phu nước Tề về[2].

Liên quan